Sử dụng máy chiếu thế nào đạt hiệu quả cao trong giáo dục
Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục là tất yếu, xuất phát từ đòi hỏi của thực tế khách quan và sự hội nhập trong xu thế phát triển toàn cầu hoá May chieu
Phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống (thầy đọc trò chép) không mang lại hiệu quả cho cả người học và người dạy; không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Việc đổi mới phương pháp chỉ có hiệu quả và tác động tích cực khi giảng viên có kiến thức chuyên môn vững vàng và được trang bị những kỹ năng cần thiết về khả năng thuyết trình, hiểu biết và sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy như tin học và các trang thiết bị nghe nhìn. Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong giảng dạy giúp cho người học có hứng thú, dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ qua đó giúp người dạy chuyển tải nội dung đến người học một cách có hiệu quả nhất. Trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh các phương tiện nghe nhìn như hiệu ứng màu sắc, âm thanh, hình ảnh động giảng viên có thể giới thiệu các khái niệm, diễn giải một quá trình, đặt các câu hỏi… bằng những minh họa trực quan làm cho bài giảng bớt trừu tượng. Để tiếp thu một vấn đề sẽ rất hiệu quả nếu người học vừa được nghe, được nhìn và được suy nghĩ theo logic. Do vậy, khi giảng viên có khả năng làm chủ chuyên môn thì phương tiện nghe nhìn sẽ có tác dụng hỗ trợ giảng dạy rất tốt. Với các trợ giúp này giảng viên dễ dàng nhấn mạnh các điểm chính của bài giảng cũng như giúp duy trì bài giảng một cách hứng thú và lôi cuốn người học. Sử dụng thành thạo phương tiện nghe nhìn tạo cho giảng viên cơ hội chuẩn bị trước bài giảng tốt hơn, thể hiện được sự logic và tính sáng tạo của mình.
Các phương tiện nghe nhìn phục vụ cho việc giảng dạy hiện nay rất đa dạng như máy chiếu qua đầu (overhead), video, máy thu thanh (cassette player), phần mềm powerpoint và các phần mềm trình diễn, hệ thống nghe nhìn, phòng lab, đĩa CD (laser disks), băng video (video tapes), máy quay camera (video camera), máy quay video kỹ thuật số (digital camera), máy vi tính (desktop computer) và máy vi tính xách tay (laptop).… Các phương tiện này đã góp phần làm cho bài giảng sinh động, tạo nên sự hứng thú và tập trung theo dõi của người học, giảm nhẹ sức lao động của giảng viên trong quá trình giảng dạy. Lý giải cho vấn đề trên, các chuyên gia của Hiệp hội Nghe nhìn Quốc tế cho biết: Khi nghe, con người sẽ tiếp nhận và chỉ lưu giữ được 10-30% nội dung thông tin; hoặc 20-40% khi chỉ nhìn, nhưng hiệu quả sẽ đạt tới 60 - 80% nếu kết hợp cả hai chức năng trên. Ngoài ra, nếu vừa nghe, vừa nhìn lại vừa thảo luận, trao đổi thì hiệu quả lưu giữ thông tin còn cao hơn rất nhiều.
Giảng dạy bằng phương tiện máy chiếu, giảng viên dễ dàng làm cho bài giảng trở nên sinh động, thú vị hơn bằng việc đưa vào đó những âm thanh, hình ảnh, màu sắc... Thậm chí, giảng viên có thể chạy cả một đoạn video liên quan đến bài giảng hay hiển thị các vật mẫu bằng một camera chiếu vật thể kết nối với máy chiếu đa năng. Ngoài ra, các hệ thống máy chiếu hiện đại còn cho phép thầy và trò cùng trao đổi, vấn đáp tương tác qua mạng. Giảng viên có thể chấm bài, chọn bài mẫu của học sinh ưu tú để giới thiệu trước cả lớp bằng cách hiển thị bài viết trên màn hình.
Trong các phương tiện nghe nhìn hiện đại thì máy Projector (máy chiếu đa năng) và máy chiếu hắt (Overhead) được xem là các phương tiện quan trọng được sử dụng phổ biến để phục vụ cho công tác giảng dạy.
Máy Projector (kết nối với máy vi tính) là phương tiện nghe nhìn được sử dụng hiệu quả khi thực hành giảng dạy, hỗ trợ cho việc trình chiếu và hiển thị các thông tin trong nội dung bài giảng, phục vụ đặc lực cho việc truyền đạt ý tưởng của giảng viên đến học viên. Việc biên soạn giáo án điện tử và triển khai bài giảng, không thể thiếu thiết bị Projector. Máy chiếu Projector được xem là cầu nối thông tin giữa giảng viên và học viên. Hiệu quả của quá trình dạy, học phụ thuộc vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên theo hướng tích cực, trong đó phải biết kết hợp sử dụng linh hoạt máy Projector với các phương tiện khác.
Máy Projector đóng vai trò quyết định trong việc trình bày nội dung bài giảng được soạn thảo trên phần mềm Power Point. Với sự hỗ trợ của máy Projector kết nối với máy tính xách tay, giảng viên có thể khai thác sâu nội dung của bài trong một tiết học, đặc biệt phát triển các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc hiểu là những kỹ năng cần được rèn luyện nhiều trước khi hiểu và nhớ bài, cho phép giảng viên tiết kiệm “thời gian chết” (xóa bảng, viết bảng, nhớ những nội dung mà bất ngờ quên...). Ngân hàng hình ảnh, sự linh hoạt của các slide được biểu đạt và hiểu thị sinh động trên màn chiếu thông qua xử lý kỹ thuật của thiết bị Projector, giúp giảng viên dẫn nhập vào bài học một cách ấn tượng và thu hút.
Khi sử dụng máy chiếu may chieu Projector đòi hỏi giảng viên phải nhận thức thấu đáo nội dung bài giảng, có khả năng khái quát cao (chưng cất, cô đọng kiến thức) và phải sử dụng thành thạo máy vi tính và máy chiếu. Khi sử dụng máy chiếu giảng viên sẽ linh hoạt hơn, tư duy và phong cách làm việc theo hướng hiện đại và cập nhật hơn. Học viên được tiếp cận với phương tiện kỹ thuật và nhờ đó mà tăng khả năng tiếp thu kiến thức qua nghe nhìn trực quan. Sự giao tiếp giữa giảng viên và học viên cũng năng động và hiệu quả hơn.
Thông qua quá trình sử dụng, máy chiếu Projector có thể mang lại những tác dụng lớn như: làm cho công việc dạy học nhẹ nhàng, thoải mái; hỗ trợ giảng viên hệ thống hóa kiến thức; có khả năng phóng lớn nội dung bài giảng; sử dụng hình ảnh, màu sắc, âm thanh phong phú, sống động; tự động hoá việc triển khai bài giảng; sử dụng nhiều lần nội dung bài giảng; dễ dàng chỉnh sửa nội dung sẵn có; dễ dàng in và phân phối bài giảng cho học viên; dễ dàng sao chép bài giảng cho người khác; là công cụ hỗ trợ giúp cho học viên nhận thức, hệ thống hoá kiến thức, vận dụng kiến thức…(học viên dễ tiếp thu, hiểu sâu, nhớ lâu..)
Song song với những tiện ích đó, sử dụng Projector không thể tránh khỏi những hạn chế như: tốn kém cho đầu tư ban đầu; dễ trục trặc kĩ thuật; cần kĩ năng nhất định để sử dụng; thường phải có kĩ thuật viên trực máy; làm giảm khả năng giao tiếp giữa giảng viên và học viên.
Bên cạnh hệ thống trình chiếu của máy Projector được sử dụng rộng rãi trong dạy học, máy chiếu hắt (Overhead) cũng là một phương tiện thông dụng được các giảng viên lựa chọn trong giảng dạy một số nội dung phù hợp. Máy chiếu hắt là thiết bị giúp phóng to tài liệu, văn bản, hình ảnh đã được in trên tấm phim trong. Một hệ thống trình chiếu dùng máy chiếu hắt thường bao gồm: một máy chiếu hắt (Overhead Projector), màn chiếu và phim slide (giấy Poly).
Ưu điểm của máy chiếu hắt là ấn tượng, khoa học, tiết kiệm thời gian, định hướng bài giảng, giới hạn cụ thể vấn đề, dễ sử dụng, không cần tới máy tính và vốn đầu tư thấp. Nhưng nhược điểm của hệ thống là máy chiếu thường khá nặng khó di chuyển và điều khiển thủ công, người sử dụng phải biết kỹ thuật in giấy Poly, thỉnh thoảng phải thay bóng đèn chiếu khá tốn kém.
Trên thực tế, việc sử dụng hai loại phương tiện nay phải phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể như cơ sở vật chất, đối tượng nghe, nội dung bài giảng… Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn đơn thuần chỉ để thay cho phương pháp giảng dạy truyền thống nhằm tiết kiệm thời gian và công sức giảng bài (khá phổ biến hiện nay) nhưng không đồng nghĩa với cải tiến hay đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, thậm chí còn gây hiệu ứng tiêu cực và phản cảm nếu quá lạm dụng.
Tuy nhiên, ở các địa phương, nơi mà công nghệ thông tin chưa phát triển, giảng viên và học viên chưa có thói quen sử dụng máy vi tính, máy Projector thì máy chiếu hắt vẫn là sự lựa chọn kinh tế và hiệu quả.
Một danh nhân đã nói rằng: “Điều được nghe tôi dễ quên. Điều được thấy tôi dễ nhớ. Điều được làm dễ ghi tâm”. Từ căn cứ khoa học và thực tiễn trên, chúng ta nhận thấy việc thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống bằng phương pháp giảng dạy tích cực có sử dụng phương tiện dạy học nghe nhìn hiện đại là hết sức cần thiết. Máy chiếu Projector và máy chiếu hắt là những phương tiện phụ trợ quan trọng trong giảng dạy theo phương pháp mới, tạo điều kiện cho giảng viên và học viên đạt được mục tiêu của quá trình dạy - học
|